Việt nam hiện đang là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới với nền tảng vững chắc là đất nước phát triển từ nền văn minh lúa nước. Do đó, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Gạo chính là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Vì vậy, không khó để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Tuy nhiên để doanh nghiệp có thể xuất khẩu mặt hàng này cần đáp ứng một điều kiện nhất định. Do đó thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về “Quy trình, thủ tục xuất khẩu gạo” theo quy định pháp luật hiện hành
- Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
– Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Lưu ý: Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo nêu trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
2. Mã HS và biểu thuế của mặt hàng gạo
Tùy theo từng loại gạo mà sẽ có mã HS khác nhau. Theo quy định, mã HS của gạo xuất khẩu thuộc vào chương 10 – Ngũ cốc, nhóm 1006. Mã HS chi tiết của từng loại gạo như sau:
- Mã HS của Thóc là 100610.
- Mã HS của Gạo lứt là 100620.
- Mã HS của Gạo đã được xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã được đánh bóng hoặc chưa được đánh bóng là 100630.
Theo đó, đối với thuế khi xuất khẩu, cả 2 khoản thuế VAT và thuế xuất khẩu đều được miễn hoàn toàn. Cụ thể như sau:
- Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với những mặt hàng xuất khẩu, trong đó có gạo xuất khẩu là 0%.
- Thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu đối với gạo hiện nay là 0%.
3. Hồ sơ thủ tục xuất khẩu gạo
- Tờ khai hải quan: Bạn cần thực hiện việc khai báo trên tờ khai hải quan và nộp hai bản chính tờ khai xuất khẩu dựa vào mẫu HQ/2015/XK Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 39 – 2018 TT-BTC.
- Hóa đơn thương mại giấy tờ có giá trị tương đương nếu người mua phải thanh toán cho người bán cần có một bản chụp.
- Giấy phép về xuất khẩu hàng hóa hoặc các văn bản cho phép doanh nghiệp được xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền quy định về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép.
- Giấy thông báo không cần kiểm tra hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra chứng từ khác theo quy định của pháp luật: 1 bản chính.
- Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện để xuất khẩu hàng hóa: Một bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa lần đầu.
- Hợp đồng ủy thác: Một bản chụp doanh nghiệp ủy thác hàng hóa cần có giấy phép được xuất khẩu giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành.
4. Lưu ý khi xuất khẩu gạo
4.1 Chính sách và hợp đồng xuất khẩu đối với mặt hàng gạo
Theo nghị định về tương lai xuất khẩu gạo, doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo của bộ công thương. Khi xuất khẩu mặt hàng gạo, doanh nghiệp cần đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo bao gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo:
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết của hai bên.
- Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó có nêu rõ tổng lượng thóc, tổng lượng gạo có sẵn trong kho, địa chỉ cụ thể, số lượng thóc gạo trong mỗi kho của thương nhân.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, xuất khẩu gạo còn hiệu lực khi đăng ký hợp đồng lần đầu.
Trong trường hợp được ưu tiên theo quy định của chính phủ, thương nhân cần phải nộp thêm văn bản đề nghị ưu tiên và báo cáo tổng hợp việc mua thóc, gạo trực tiếp, thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất kèm theo các chứng từ liên quan để chứng minh.
4.2 Kiểm dịch thực vật khi làm thủ tục xuất khẩu gạo
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng gạo bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (Theo mẫu của cơ quan kiểm dịch được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT);
- Hóa đơn thương mại, vận đơn, phiếu đóng gói hàng hóa nếu có;
- Giấy ủy quyền của chủ hàng (Trong trường hợp bên đăng ký là người được chủ hàng ủy quyền);
- Mẫu gạo của lô hàng cần kiểm dịch.
Nếu như lô hàng đáp ứng được yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho doanh nghiệp. Và ngược lại.
4.3 Dán nhãn hàng hóa khi xuất khẩu gạo ( Shipping mark)
Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng. Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:
- Tên hàng bằng tiếng Anh
- Tên đơn vị nhập khẩu
- MADE IN VIETNAM
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
- Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v
Với những lưu ý trên và chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cho “Thủ tục xuất khẩu gạo”
thì việc xuất khẩu gạo không còn là vấn đề khó khăn. Quý khách hàng còn có những thắc mắc, khó khăn trong quy trình “Thủ tục xuất khẩu gạo” thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, chúng tôi sẽ cung cấp đến khách hàng dịch vụ chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.